Với thai nhi mốc khám thai 3 tháng cuối là rất quan trọng bởi nó chuẩn bị cho sự ra đời của đứa bé. Với những nguy hiểm không thể lường trước được của thai nhi. Cùng các bác sĩ tại phòng khám đa khoa Khương Trung tìm hiểu về mốc khám thai 3 tháng cuối ở bài viết dưới đây các bạn nhé
Tìm hiểu khám thai 3 tháng cuối như thế nào
Chăm sóc tiển sản vào 3 tháng cuối thai kỳ. Mang thai chính là thời điểm
khá vất vả của bất kì mẹ bầu nào, khi tháng đầu và tháng giữa kết thúc thì các
mẹ sẽ chính thức bước vào chặng hành trình cuối cùng vào ba tháng cuối của tam
cá nguyệt thứ ba. Giai đoạn này nhắc nhở các mẹ phải sớm có kế hoạch thăm khám
đều đặn để sớm phát hiện những tình trạng biến chứng có khả năng xảy ra làm ảnh
hưởng tới sức khỏe của mình lẫn thai nhi trong bụng. Và bài viết chia sẻ kiến
thức sức khỏe-dinh dưỡng mang thai kì này sẽ giúp các mẹ bầu biết được những
thông tin liên quan tới việc chăm sóc tiền sản trong 3 tháng cuối
cùng.
>> Với mỗi bà bầu lịch khám thai xét nghiệm luôn cần thiết
>> Xem xét lịch khám thai xét nghiệm cần thiết
Nào hãy cùng Mecuti.vn tham khảo những kiến thức hữu ích bên dưới
đây để biết được trong 3 tháng cuối có các vấn đề gì cần lưu ý về việc chăm sóc
tiền sản nhằm đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé nhé!
Xem thêm khám thai 3 tháng đầu tại đây với những chú ý khi mới hình thành thai
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, tôi sẽ khám thai bao nhiêu
lần?
Khi thai nhi được 27 đến 35 tuần tuổi, bạn sẽ phải gặp
bác sĩ hai tuần một lần. Trong thời gian một tháng trước khi sinh sẽ là mỗi tuần
một lần.
Trong các buổi thăm khám ở 3 tháng cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ làm
gì?
- Thăm hỏi về sức khỏe và tâm trạng của bạn; tiếp tục theo dõi những vấn đề bất thường đã được phát hiện ở lần khám thai trước (nếu có). Bác sĩ sẽ muốn biết bạn có gặp phải các cơn co thắt, chảy máu âm đạo, ra dịch bất thường, đau đầu hay cảm thấy lo lắng, chán nản hay không. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng đáng ngờ nào khác.
- Hỏi han về chuyển động của bé. Bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu cảm thấy em bé ít hoạt động hơn. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, bạn có thể sẽ được yêu cầu đếm các chuyển động của bé ở một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày.
- Kiểm tra cân nặng và xét nghiệm nước tiểu của mẹ để tìm những dấu hiệu (nếu có) của tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề khác. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ đo huyết áp, kiểm tra mắt cá chân, bàn tay và khuôn mặt bạn xem có bị phù hay không.
- Kiểm tra nhịp tim của bé và kích thước bụng của bạn để ước tính kích thước và vị trí của bé. Việc đo khoảng cách giữa xương mu và chóp tử cung sẽ cho biết tốc độ tăng trưởng của bé có bình thường hay không.
- Có thể bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung của bạn. Bác sĩ thường sẽ không thực hiện thao tác này mỗi lần khám, trừ khi họ lo lắng về một vấn đề cụ thể, chẳng hạn như sinh non. Khi bạn đã quá ngày dự sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung của bạn để quyết định xem có nên (hoặc khi nào nên) thực hiện các biện pháp giục sinh.
- Bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn cần theo dõi những vấn đề gì trong 3 tháng cuối thai kỳ. Bạn cũng sẽ được thông tin về các dấu hiệu sinh non và tiền sản giật, cũng như các dấu hiệu cảnh báo khác mà bạn cần phải gọi bác sĩ ngay. Khi ngày dự sinh gần kề, bác sĩ sẽ thảo luận về những dấu hiệu sắp sinh và cho mẹ biết khi nào cần liên lạc.
- Nếu bạn có thắc mắc về việc sinh nở, những buổi khám thai ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm thuận lợi để nhờ bác sĩ tư vấn. Bạn nên cùng chồng lập trước danh sách những câu hỏi và mang theo khi đi khám.
- Thảo luận về các vấn đề sau khi sinh, ví dụ như mẹ có muốn cho con bú sữa mẹ hoặc cắt bao quy đầu cho bé trai hay không, hay những vấn đề khác như cách tránh thai sau sinh. Bác sĩ của bạn có thể giới thiệu một vài bác sĩ nhi cho bé nếu bạn chưa tìm được.
Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề khám thai 3 tháng cuối ở phụ nữ mang thai. Giúp các chị em chuẩn bị tâm lý và cũng biết được quá trình kiểm tra sao cho tốt nhất . Có tâm lý vững vàng để chuẩn bị cho ra đời em bé!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét