Social Icons

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Với mỗi bà bầu lịch khám thai xét nghiệm luôn cần thiết

Với mỗi bà bầu lịch khám thai xét nghiệm cần thiết luôn cần được đảm bào cũng như xác định rõ các lịch khám thai để có những hướng giải quyết kịp thời khi thai nhi có vấn đề. Các bạn theo dõi ở bài viết dưới đây nhé.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé trong suốt 9 tháng mang thai, bạn có thể cần thực hiện rất nhiều xét nghiệm. Tuy không cần phải làm hết các loại xét nghiệm này, nhưng việc hiểu được mục đích cũng như quá trình rất quan trọng. Bởi đây là tiền đề để bạn quyết định, liệu những xét nghiệm sau có thực sự cần thiết.

Xem thêm:



Xét  nghiệm máu trong thai kỳ

Trong lịch trình khám thai, bạn sẽ có một số xét nghiệm máu. Một số xét nghiệm được áp dụng cho tất cả phụ nữ mang thai và một số xét nghiệm khác chỉ được yêu cầu thực hiện khi bạn có nguy cơ mắc một chứng bệnh nào đó. Mục đích của tất cả các xét nghiệm là để đảm bảo thai kỳ của bạn được an toàn hơn và kiểm tra xem thai nhi có khỏe mạnh không.

Nếu không muốn, bầu có thể “từ chối” một vài loại xét nghiệm máu

Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và dành thời gian cân nhắc trước khi quyết định. Các nhân viên y tế cũng sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các xét nghiệm này. Dưới đây là danh sách tất cả các xét nghiệm được đề nghị trong thai kỳ:

Các xét nghiệm về máu:

• Nhóm máu: Biết rõ nhóm máu của mình sẽ rất hữu ích trong trường hợp bạn cần được truyền máu, ví dụ khi bạn bị xuất huyết nặng trong quá trình mang thai hoặc sinh nở. Xét nghiệm máu sẽ cho biết nhóm máu của bạn là Rh âm hay Rh dương. Phụ nữ có nhóm máu Rh dương có thể cần được chăm sóc đặc biệt để hạn chế nguy cơ mắc bệnh Rhesus.

• Bệnh Rhesus: Người mang nhóm máu Rhesus dương sẽ có kháng thể D trên bề mặt hồng cầu, còn người mang nhóm máu Rhesus âm không có kháng thể này. Phụ nữ mang nhóm máu Rhesus âm có thể mang thai em bé mang nhóm máu Rhesus dương nếu cha của bé mang nhóm máu Rhesus dương. Nếu một lượng nhỏ máu của thai nhi xâm nhập vào máu của người mẹ trong quá trình mang thai hay sinh nở, người mẹ có thể sản xuất kháng thể chống lại các tế bào Rhesus dương (hay còn gọi là kháng thể anti-D).


Xét nghiệm nước tiểu trong thai kỳ

Khi đi khám thai, bạn sẽ được yêu cầu lấy mẫu bước tiểu để kiểm tra một vài chỉ số như hàm lượng protein hoặc albumin. Nếu những chất này xuất hiện, có thể bạn đang mắc phải một căn bệnh truyền nhiễm nào đó cần được điều trị. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu của triệu chứng tiền sản giật. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, tiền sản giật cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe mẹ bầu, trong đó có tai biến mạch máu. Có khoảng 5% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này trong thai kỳ của mình.

Tìm hiểu về xét nghiệm nước tiểu khi mang thai

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm cần thiết và được chỉ định khi mang thai. Đây là cách chuẩn xác để phát hiện nhiễm trùng đường tiết niệu kịp thời khi chưa có triệu chứng rõ ràng.

 Kiểm tra huyết áp trong thai kỳ

Kiểm tra huyết áp là “thủ tục” cần thiết, không thể thiếu trong mỗi buổi khám thai. Dù huyết áp cao hoặc thấp hơn bình thường, bầu cũng có thể gặp nguy hiểm.

Thông thường, huyết áp của mẹ bầu thường có xu hướng hạ thấp trong giai đoạn đầu và giữa, và tăng cao hơn trong những tháng cuối thai kỳ. Đây không phải là vấn đề lớn, nhưng bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có sự điều chỉnh hợp lý.
 Kiểm tra cân nặng trong thai kỳ

Vào mỗi buổi khám thai, mẹ bầu sẽ được kiểm tra cân nặng để xác định liệu cân nặng của bạn có đang trong mức an toàn không. Những phụ nữ có cân nặng vượt mức so với chiều cao sẽ gia tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề về sức khỏe trong suốt thai kỳ.

Hầu hết phụ nữ sẽ tăng khoảng 10-12.5kg khi mang thai, chủ yếu là từ tuần thứ 20. Phần lớn số cân nặng này là do em bé đang lớn lên trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, cơ thể của bạn cũng đang tích trữ chất béo để tạo sữa sau khi sinh. Trong thai kỳ, bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện đều đặn.

Điều này thường không ảnh hưởng đến quá trình mang thai hiện tại, nhưng nếu lần sau mẹ lại mang thai bé mang nhóm máu Rhesus dương, phản ứng miễn dịch sẽ mạnh hơn và cơ thể sẽ sản xuất nhiều kháng thể hơn. Những kháng thể này có thể xâm nhập qua nhau thai và phá hủy các tế bào máu của thai nhi, gây ra bệnh Rhesus, hay còn gọi là chứng huyết tan ở trẻ sơ sinh. Điều này dẫn đến bệnh thiếu máu và vàng da ở trẻ.

Kháng thể anti-D dạng tiêm sẽ giúp phụ nữ mang nhóm máu Rhesus âm không tiếp tục sản sinh kháng thể chống lại thai nhi. Phụ nữ mang thai có nhóm máu Rhesus âm và chưa phát triển kháng thể sẽ được tiêm kháng thể anti-D vào tuần thứ 28-34 của thai kỳ cũng như sau khi sinh em bé. Điều này an toàn cho cả mẹ lẫn con.

• Thiếu máu: Thiếu máu khiến bạn mệt mỏi và giảm khả năng chịu đựng với sự mất máu trong suốt quá trình sinh nở. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn bị thiếu máu, bác sĩ sẽ kê toa thuốc bổ sung sắt và acid folic cho bạn.

• Tiểu đường: Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ cao hơn nếu bạn thừa cân, có tiền sử tiểu đường, có họ hàng mắc bệnh tiểu đường. Nếu có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao, bác sĩ sẽ gợi ý bạn thực hiện các xét nghiệm trong thai kỳ, bao gồm xét nghiệm máu.

Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi về lich kham thai xet nghiem can thiet ở bài viết trên mong rằng chị em hiểu được vấn đề cũng như biết được những hướng giải quyết khi có vấn đề sớm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Sample text

Sample Text

Sample Text

 
Blogger Templates