Social Icons

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Chú ý khám thai sàng lọc trước sinh

Những chú ý khám thai sàng lọc trước sinh nhất là trong tháng cuối các chị em cần phải để tâm bởi những triệu chứng này ở thai phụ không hề đơn giản. Tìm hiểu khám thai tháng cuối trước khi sinh ở bài viết dưới đây các bạn nhé. 


Chú ý khám thai sàng lọc trước sinh 

Tư thế đứng kéo dài làm bạn mệt mỏi, đôi khi thấy nặng chân và phù nhẹ vào cuối ngày. Bạn cảm thấy muốn nghỉ ngơi thật nhiều. Bạn thường hay bị những cơn co thắt không đau, nhưng vùng chậu đôi khi lại có cảm giác đau vì các hormone tác động lên hệ thống dây chằng làm mềm dây chằng, đồng thời các khớp xương cơ động làm vùng chậu mở rộng chuẩn bị cho em bé lọt qua.

Bầu vú căng lên, nặng hơn, do các tuyến sữa phát triển. Một số bà mẹ ngay từ lúc này đã thấy vú tiết ra một chất nước vàng nhạt, đó là sữa non.

Tháng thứ 9:


Bụng bạn đã rất to, lưng ưỡn ra, gánh nặng đè lên đôi chân và sống lưng, hai vú căng phồng sẵn sàng tiết sữa, bạn có thể xoa nhẹ bầu vú cho đỡ căng tức bằng một loại kem massage ngực, lưu ý không nên kích thích đầu ti vì có thể dẫn đến co bóp tử cung gây sinh non.

Bạn cảm thấy các cơn co thắt tử cung diễn ra thường xuyên hơn nhưng không đau, đó là do cổ dạ con chuẩn bị giãn nở mở đường cho bé lọt ra. Bạn buồn tiểu thường xuyên hơn.

Giấc ngủ khó tơi vì bạn không cảm thấy có tư thế nằm nào thuận tiện. Cử động, đi lại đều rất khó khăn, luôn có cảm giác hụt hơi khi nói chuyện và làm việc. Tất cả những rắc rối này đều bình thường.


Khám thai định kỳ



Trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối bạn nên đi khám thai thường xuyên, khoảng mỗi tuần 1 lần. Tầm quan trọng của khám thai định kỳ có ý nghĩa như sau:


- Siêu âm: Đánh giá sự phát triển của bào thai, phát hiện kịp thời bất thường của thai nhi, lượng nước ối, xác định vị trí bánh nhau, độ trưởng thành bánh nhau

- Thử nước tiểu: Giúp kịp thời phát hiện bệnh lý tiền sản giật và những biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.

- Đo bề cao tử cung, nghe tim thai, thăm khám cổ tử cung, đánh giá độ dài và độ mở của cổ tử cung để kịp thời chẩn đoán và điều trị sớm dọa sinh non.

- Đo biểu đồ tim thai, cơn gò sau khi thai được 35 tuần trở đi, đặc biệt ở những thai kỳ có các nguy cơ cao như tiểu đường, tiền sản giật, dọa sinh non, chuyển dạ sinh non.

- Bác sĩ khuyến cáo, ở giai đoạn cuối thai kỳ, khi sản phụ thấy các triệu chứng như: nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt, đau thượng vị, đau bụng từng cơn, ra huyết âm đạo… cần phải nhập viện ngay.



Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối



Mẹ bầu cần tự mình theo dõi sức khoẻ bản thân và thai nhi:


- Hãy theo dõi cử động của thai nhi trong tháng cuối bằng việc đếm cử động mỗi lần 3 ngày. Và khi thấy thai nhi cử động ít hơn 10 lần nên xin bác sĩ kiểm tra lại nhịp tim thai. 

- Đi tiêm ngừa uống ván (tiêm mũi 2 trước sinh ít nhất một tháng).

- Nếu thấy khoảng cách những cơn gò tử cung càng lúc càng ngắn, trong cơn gò bụng cứng hơn, thời gian gò lâu hơn gây đau bụng hoặc ra chất nhầy lẫn ít máu ở âm đạo là bạn đã gần chuyển dạ. Khi thấy ra nước âm đạo điều đó có nghĩa là túi ối bị rỉ hoặc vỡ.

- Giữ vệ sinh, tránh dùng thuốc khử mùi âm đạo, các loại xà phòng thơm. Chị em có thể lót băng vệ sinh mỏng. Đồng thời, nếu bạn thấy ngứa, đau, dịch tiết ra có màu lạ, có mùi hôi thì hãy đến ngay bác sĩ để thăm khám.

- Để có được lượng sữa tốt cho con, mỗi ngày nên lau rửa đầu vú, dùng nước ấm xoa bóp vú để tránh tình trạng nghẹt ống dẫn sữa đưa đến viêm tuyến sữa.

- Không nên rửa sâu trong âm đạo vì có thể gây thuyên tắc hơi trong động mạch, tổn thương xuất huyết cổ tử cung.


Hy vọng với những chia sẻ khám thai trước khi sinh ở những tháng cuối giúp chị em hiểu được những gì cần làm trước khi sinh., 

Chúc cac bạn sức khỏe!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Sample text

Sample Text

Sample Text

 
Blogger Templates